Nguồn gốc và tên gọi Senedj

Chỉ có duy nhất một dòng chữ khắc có niên đại từ triều đại của Senedj đã được tìm thấy vào năm 1909 bởi nhà Ai Cập học người Đức Uvo Hölscher, ông đã tham gia vào các cuộc khai quật tại ngôi đền của Khephren - và MenkauraGiza. Hölscher đã tìm thấy một mảnh vỡ nhỏ bóng loáng bằng đá diorite vốn từng thuộc về một cái bát dẹt, trên đó có một dòng chữ được đọc như sau: "Vị vua của thượng và Hạ Ai Cập, Senedj". Mặc dù dòng chữ được khắc từ phải qua trái và kéo dài cho tới chỗ đứt đoạn; nhưng các nhà nghiên cứu vẫn có thể tái dựng lại tên của nhà vua. Hiện vật quý này sau đó đã công bố vào năm 1912[3]. Nó sau đó còn được George Andrew Reisner nghiên cứu và có nhắc đến đôi chút trong cuốn sách của ông ta là Mycerinus, Các ngôi đền của Kim tự tháp thứ ba tại Giza[4].

Một nguồn thông tin khác đề cập đến vua Senedj có niên đại là vào giai đoạn đầu hoặc giai đoạn giữa của Vương triều thứ tư. Tên của nhà vua được viết trong đồ hình và xuất hiện trong một dòng chữ trên cách cửa giả thuộc về ngôi mộ mastaba của vị Đại Tư Tế Shery tại Sakkara. Shery đã từng nắm giữ chức vụ "người cai quản toàn bộ những tư tế thuần túy của vua Peribsen trong khu lăng mộ vua Senedj", "người cai quản các tư tế ka của vua Senedj" và "đầy tớ thần linh của Senedj". Tên của vua Senedj lại được viết theo ngôn ngữ cổ và được đặt trong đồ hình, đây là một sự sai lệch về niên đại bởi vì bản thân đồ hình chỉ được sử dụng sau khi triều đại thứ ba kết thúc.[5][6] Nhà Ai Cập học Dietrich Wildung còn lưu ý đến hai vị tư tế khác, Inkef và Siy, cả hai người này có thể đều là người thân của Shery và họ cũng phụ trách việc thờ cúng Senedj[7].

Senedj cũng được nhắc đến trong giấy cói P. Berlin 3038, cuộn giấy cói này ghi chép lại các bài thuốc và các phương pháp chữa trị cho một số căn bệnh. Trong đó có một số đoạn nhắc đến cách chữa căn bệnh chuột rút, và kết thúc với việc xác nhận rằng công thức cho mỡ có nguồn gốc từ "Sách về các mạch máu". Quyển sách này được cho là xuất hiện dưới triều đại vua Den của vương triều thứ nhất. Vua Senedj được coi là đã có được nó như là một món quà thừa kế[8].Những bằng chứng mới nhất có sự xuất hiện tên của vua Senedj là trên một tượng nhỏ bằng đồng với hình dáng một vị vua đang quỳ gối và đội vương miện của Thượng Ai Cập với đôi tay đang cầm các bát hương. Ngoài ra, bức tượng này còn đeo một chiếc đai có khắc tên của Senedj ở mặt sau[9][10]

Nhà Ai Cập học Peter Munro đã viết báo cáo về sự tồn tại của một vết dấu bằng bùn với dòng chữ trong đồ hình được đọc là Nefer-senedj-Ra, mà ông ta nghĩ là một phiên bản khác của tên gọi "Senedj"[11]. Nhưng phát hiện này không được nhiều người công nhận, bởi vì ông ta đã không chụp lại hoặc vẽ lại mẫu vật đó để làm bằng chứng[12].